Chú Giải Tin Mừng Thứ Ba Tuần XVIII Mùa Thường Niên (Mt 14,22-36) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BA TUẦN XVIII MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 14,22-36

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Ds12,1-13

Hôm nay chúng ta đọc một tường thuật về cuộc thử thách cá nhân Môsê: ông bị gia đình mình chỉ trích, bởi Aaron và chị Myriam. Người ta đã trách ông cưới một người lạ. Người ta ghen tức vì vai trò trổi vượt và sự thân mật của ông với Chúa.

Myriam và Aaron nói xấu ông Môsê, vì vợ ông này người xứ Ethiôpia.

Kinh thánh thật sự phản ánh nhân loại bậc trung, vẽ lại cho chúng ta hình ảnh thường xuyên về những mỏng dòn thấp hèn của chúng ta: dân tộc, chủ nghĩa, ghen tương, gia đình sinh chuyện vì các cuộc hôn nhân…

Chúng ta sắp thấy công việc này được giải quyết thế nào.

Thiên Chúa chỉ có nói với một mình Môsê mà thôi ư? người chẳng phán với chúng ta như thế sao?

Đây là điều than phiền thứ hai: bề ngoài bất bình đẳng, sự phân chia quá khác biệt về các ân huệ và tài năng…

"người được ban mười nén, người năm nén, người một nén…". Thay vì chúng ta vui mừng vì sự khác biệt kỳ diệu giữa các ơn gọi làm thành "thân thể Chúa Kitô", chúng ta so sánh người này với người khác.

chắc chắn Thiên Chúa "nói với mọi người!". Dầu vậy, người cũng đã chọn các sứ ngôn và các tác viên, mà người để riêng ra: họ không choáng đoạt lời Chúa, nhưng phải nên những "chuyên gia", những "chứng nhân", những đầy tớ phục vụ lợi ích mọi anh em.

Tôi cầu nguyện để khám phá rõ hơn trách nhiệm của riêng tôi.

Chúa nghe biết sự ấy, vì Môsê là người hiền lành nhất trong thiên hạ.

Người ta sắp thấy Thiên Chúa bênh vực đầy tớ người.

Thiên Chúa phán cùng Môsê, Aaron và Myriam rằng: "cả ba hãy đến nah xếp giao ước" cả ba đã đến đó.

Như vậy "trước mặt Chúa" mà người ta sắp giải quyết cuộc tranh chấp này! vào thời chúng ta những cuộc đối đầu tăng thêm trầm trọng, thật tốt đẹp biết bao việc suy niệm cảnh tượng này: ba người chấp nhận cầu nguyện với nhau, và cả tranh luận với nhau nữa.

Bạo lực, từ khước đối thoại, bám chặt lấy các lập trường của mình, đã không hề giải quyết được gì…ít ra có chiều sâu và có tính cách lâu bền.

Chúa muốn tôi nghe ra lời gọi nào qua lời mời này: "cả ba hãy đến nhà xếp giao ước?" Chúa Giêsu sẽ nói: " nếu anh em ngươi có điều gì bất bình với ngươi, hãy để của lễ đó, và đi làm hòa với anh em ngươi trước đã" (Mt 5,24). Và một lần nữa, chúng ta ghi nhận sự hợp nhất giữa Cựu ước và Tân ước. Đọc sách dân số không phải chuộng cổ, không phải quay lại với tài liệu xưa, mà lắng nghe lời Thiên Chúa cho HÔM NAY của cuộc sống tôi. Đây cũng là mục đích của việc nguyện ngắm.

Hãy nghe ta nói đây, Môsê rất trung thành trong cả nhà Ta. Ta trực tiếp đối diện nói chuyện với ông. Vậy sao các ngươi chê trách Môsê tôi tá của Ta.

Thiên Chúa chất vấn chúng ta luôn.

Chúa nổi giận mà bỏ đi. Thế là Myriam bị phong cùi, mình trắng như tuyết…Aaron nói với Môsê…Môsê kêu van cùng Chúa rằng:" lạy Thiên Chúa xin hãy cứu chữa bà ấy".

Phải người ta có thể cầu nguyện với những bản văn như thế.

Chúng ta đã nghe thấy đó trong Tin Mừng của Chúa Giêsu " xin tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha cho kẻ có nợ chúng con".

Bài đọc II: Gr 30,1-2; 12-15;18-22

Ngươi hãy viết vào sách tất cả những lời Ta đã phán với ngươi.

Các chưng 30 đến 33 của sách Giêrêmia mà chúng ta sắp đọc bây giờ, được gọi là "sách an ủi".

Khi toàn dân và các viên chức của chúng đang thiếp ngủ trong hoang mang và ảo vọng thì Giêrêmia đã tuyên sấm tai họa sắp xảy đến.

Lần lượt cho đến lúc Giêrusalem sắp sụp đổ, và khi sự việc xảy ra (năm 586) Giêrêmia lại loan báo sự phục hồi và an ủi những người tuyệt vọng.

Hỡi Israel, thương tích của người vô phương chạy chữa, vết hẳn của người vô phương điều trị. Không ai lo săn sóc người. Các tình nhân của người đều quên ngươi, chúng không màng tới ngươi…tại sao ngươi than vãn? chính vì lỗi lầm ngươi quá lớn, tội lỗi ngươi quá nhiều mà ta trao sự dữ này cho ngươi.

Sách Cựu ước không bao giờ phân tích sự việc xảy ra bởi các "nguyên nhân đệ nhị" (các điều xảy ra cho các luật tự nhiên của sinh vật học, lịch sử tâm lý)… các việc xảy ra do "nguyên nhân đệ nhất" (các 9iều do Thiên Chúa muốn hay cho phép xảy ra). Vì thế Kinh Thánh có thói quen trực tiếp gán cho Thiên Chúa tất cả các sự việc xảy ra, kể cả sự dữ " Ta đã làm tất cả sự dữ này".

Đức Giêsu sẽ đính chính rõ ràng quan niệm đơn sơ này khi người nói về trường hợp người mù từ lúc mới sinh: "Không phải anh ta cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội để nó phải chịu như thế…nhưng sở dĩ như thế là để công trình của Thiên Chúa được thể hiện nơi anh, nghĩa là anh được chữa lành" (Ga 9,3).

Thiên Chúa yêu thương loài người thật sự. Người thực tình muốn cho họ hạnh phúc.

Và nơi miệng người có lời than vãn đắng cay trước những "người tình giả dối" đối với nhân loại, chúng đã bỏ nó ngay lúc thử thách đầu tiên: "các tình nhân người đã quên hẳn người". Y nói: các ngẫu tượng.

Thiên Chúa như một người chồng đích thực. Người không bỏ rơi những kẻ người yêu thương. Khi sự dữ xảy tới (được giải thích như một hậu quả của tội lỗi, theo các luận điệu gợi ra trên đây) Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương. Và đây là bằng chứng.

Này ta sẽ lập lại nguyên vẹn lều trại của Giacóp, ta sẽ chạm hương doanh trướng của nó: thành được xây trên đống đổ nát của nó, lâu đài sẽ được trùng tu tại chỗ cũ, từ nơi đó sẽ vọng ra lời cảm tạ và tiếng reo vui.

Hình ảnh thứ nhất: thành bị triệt hạ được xây dựng lại …một thành hoàn toàn được xây dựng nên từ những đổ nát…một ngôi nhà xinh xắn, chắc chắn đầy đủ tiện nghi, trong đó reo lên những tiếng vui mừng.

Ta sẽ phát triển chúng, ta sẽ tôn vinh chúng…con cái chúng sẽ lại như xưa…cộng đoàn chúng sẽ đứng vững trước nhan Ta. Thủ lãnh của nó sẽ do lòng dạ chúng xuất ra. Ta sẽ tiếp kiến nó và nó sẽ lại gần Ta.

Hình ảnh thứ hai: một dân tộc phồn thịnh, phát triển …sum họp trước nhan Thiên Chúa có người đại diện được diện kiến Thiên Chúa.

Một số nhà chú giải lưu ý rằng: Giêrêmia không còn gọi "Giêrusalem"nữa: thành trì mà ngôn sứ thấy trước trong tương lai, sẽ là một thành được xây dựng lại và Giêrêmia không còn được gọi là "vua" nữa: vị thủ lãnh mà ngôn sứ thấy trước, không nhất thiết là bởi "dòng họ Đavít" như Isaia đã loan báo, vị ấy như một người lãnh trọng trách mà toàn dân bầu lên một cách dân chủ ("sẽ do lòng dạ nó xuất ra" như ngôn sứ nhấn mạnh). Tôi cầu nguyện cho các cộng đoàn nhân loại mà tôi là thành phần, và cho những người có trách nhiệm trong cộng đoàn ấy.

Và các ngươi sẽ là dân Ta, và Ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi.

Chúng ta thường gặp lại trong những ngày kế tiếp kiểu nói Giao ước này. Tôi đã cầu nguyện dựa theo kiểu nói lạ lùng này.

Bài Tin Mừng: Mt 14,22-36

Đức Giêsu liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng.

Một chi tiết bất ngờ. “Người bắt các môn đệ xuống thuyền”. Chính Gioan giải thích việc làm bất thường này. (Ga 6,14-15). Dân chúng thán phục trước phép lạ, muốn lôi kéo Đức Giêsu vào môt cuộc phiêu lưu chính trị: tôn Người làm vua. Người quá biết môn đệ của mình. Họ cũng rất nồng nhiệt với quan niệm về một Đấng Thiên sai nhất thời như thế... Nên có thể họ dễ hứng khởi lao mình vào một cuộc điều hành.

Vì thế, Đức Giêsu “bắt buộc” phải đi xa.

Phải, đôi lúc Đức Giêsu phải đương đầu với những vấn đề phức tạp như thế đó, một mình đi ngược lại với tất cả.

Giải tán dân chúng xong, Người lên núi một mình mà cầu nguyện.

Tà hình dung ra Đức Giêsu, đang đi từng bước một, trao đổi với những người ương bướng và xoạc náo nhất: họ nhất định không chịu giải tán...

Này, xin hiểu cho, tôi đâu có đến để làm chuyện đó…Nước tôi không thuộc về thế gian này... Tôi đâu có phận sự cho anh em của ăn hàng ngày... Anh em hãy trở về làm việc đi.

Quá mệt vì phải hết lời giải bày với dân chúng. Khi còn lại một mình, Người cảm thấy cần phải cầu nguyện.

Con chiêm ngắm nhu cầu cầu nguyện đó, phát xuất từ tâm hồn Chúa, trong Chúa. Người ta đã cố lôi cuốn Chúa làm sai sứ mệnh cốt-yếu của mình. Tự nhiên, Chúa phải trở lại sứ vụ đó. Vai trò của Chúa thuộc phàm vi tinh thần, cho dù có gây những hậu quả trong lĩnh vực vật chất.

Tối đến, Người vẫn ở đó một mình.

Con chiêm ngưỡng Chúa đang cầu nguyện.

Con có cùng một nhu cầu sống cô tịch, lòng bền lòng với Chúa Cha, như Chúa không? Đối với Chúa đó là điều quan trọng hơn mọi thứ vinh hiển trần gián.

Tối hôm đó, Chúa đã nói gì với Chúa Cha? Có thể Chúa đã nghĩ đến Giáo hội Chúa thiết lập, tới cơn cám dỗ mà Giáo hội luôn gặp trong mọi thời đại, là đưa các phương tiện nhân loại lên hàng đầu. Con có tin vào giá trị của cầu nguyện không? Bề ngoài, người đời vẫn cho là thời gian lãng phí: dành thời gian để ta sống một mình trực diện với Thiên Chúa.

Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió.

Đây đúng là hình ảnh của Giáo hội Chúa. Thường gặp những trái nghịch.

Vào khoảng canh tư, Đức Giêsu đi trên mặt biển mà đến các môn đệ. Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: "Ma đấy”! Và sợ hãi la lên.

Nghi ngờ. Sợ hãi. Thế nhưng, chính Đức Giêsu đã bắt buộc các ông xuống thuyền:

Đức Giêsu liền bảo các ông: "Cứ bình tĩnh, Thầy đây mà, đừng sợ.

Đức Giêsu không đến ngay với họ. Người chỉ nói vọng sang: "Thầy đây mà Người trấn an và làm cho họ bớt hoảng hốt.

Nghe vậy, ông Phêrô nói với Người: "Lạy Thầy, nếu quả là Thầy, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Thầy. Đức Giêsu bảo ông: Cứ đến đi".

Đó là một lời đáp... cho một lời xin đầy táo bạo.

Ong Phêrô từ thuyền xuống, trên mặt nước và đến với Đức Giêsu. Nhưng thấy gió thổi mạnh, thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: 'Thầy ơi, cứu con với”. Đức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và nói': "người đâu mà kém tin thế. Sao lại hoài nghi”.

Sau này, tại Rôma, đứng trước những cơn giông tố khác mãnh liệt hơn xảy đến cho Giáo hội, qua những cuộc bách hại quyết tiêu diệt Giáo hội, Phêrô sẽ nhớ lại “bàn tay." Chúa đã nắm bàn tay ông trên biển hồ, hôm đó. Phêrô là người đầu tiên, nhớ tin tưởng đã chiến thắng nghi ngờ và sợ hãi.

Đức tin, với tất cả sứ mạnh nguyên truyền của nó, đã khiến Phêrô liều mình nhảy vào cuộc mạo hiểm lạ lẫm, vượt mọi bảo đảm theo suy luận: tin tưởng nơi một mình Thiên Chúa, không dựa vào đâu cả. Lạy Chúa, xin truyền cho bão táp đời chúng con im lặng. Xin Chúa giơ bàn tay cho chúng con.

“Gió lặng ngay...”

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Đức Giê Su đi trên mặt nước.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Nhận thức chung:

Câu chuyện Chúa Giêsu đi trên mặt nước gợi lại hai sự kiện trong Cựu Ước:

*Thiên-Chúa tỏ uy quyền trên hỗn mang nguyên thuỷ để tạo dựng trời đất.

*Thiên-Chúa khống chế Biển Đỏ để giải thoát dân người.

Như thế không những Chúa Giê-su tỏ mình là Đấng Cứu Thế như trong chuyện hóa bánh ra nhiều, mà hơn nữa, Người còn cho thấy phần nào Người hành động như Thiên-Chúa. Quả vậy, đây là cảm tưởng của những kẻ ở trong thuyền lúc đó, vì họ “Bái Lạy Người, và tuyên xưng Người là con Thiên-Chúa”.

2. Sau phép lạ hóa bánh ra nhiều, dân chúng hớn hở muốn suy tôn Thiên-Chúa làm Vua (Ga 6,15). Chúa phải thúc gục các môn đệ xuống thuyền sang bờ bên kia. Điều này muốn nói lên rằng:

*Chúa Giê-su muốn tránh quan niệm sai lầm của dân chúng muốn tôn người lên làm vua theo kiểu trần thế.

*Đàng khác Chúa Giê-su muốn dạy các môn đệ bài học: phục vụ không phải được danh vọng, quyền uy.

3. Sự kiện Chúa Giê-su đi trên sóng nước được thánh sử kể tiếp theo sau sự việc hóa bánh ra nhiều, gợi lên cho chúng ta thấy rằng: Đấng nuôi dưỡng dân chúng nơi hoang địa cũng chính là vị Thiên-Chúa giải phóng dân do thái khỏi ách Ai Cập, vị Thiên-Chúa này từng được thánh vịnh tán dương bằng lời lẽ rằng: “con đường ngài nằm trên sóng biển” (Tv 77,20). Và sự chiến thắng trên sóng nước tử thần này thuộc về Chúa phục sinh, vì Chúa chế ngự sóng biển là cách diễn tả Chúa tỏ uy quyền trên thiên nhiên, trên sự dữ và như vậy Người cũng là Đấng chiến thắng sự chết.

4. Viêc Chúa Giê-su làm chủ thiên nhiên: đi trên sóng nước, cũng để chuẩn bị cho các môn đệ tin vào thiên tính của Người.

vì chỉ có một mình Thiên-Chúa mới có được quyền năng như thế. Điều này mời gọi chúng ta tin tưởng tình thương và quyền năng cứu sống của Chúa khi chúng ta phải đương đầu với những sự khó do thiên nhiên hay những sự dữ bởi ma quỷ.

5.Việc Chúa Giê-su cho phép Phêrô đi trên mặt nước để đến với Người, cho chúng ta nhận ra rằng Chúa Giêsu thông ban quyền thắng sự dữ cho Phêrô. Nhưng điều này còn tùy thuộc vào lòng tin của ông: bao lâu ông còn tập trung tâm trí vào Chúa Giê-su thì ông khống chế sóng gió và biển khơi; nhưng khi ông rời xa Chúa, ông liền bị chìm.

6. Qua phép lạ bánh hóa nhiều và Chúa đi trên mặt nước, chúng ta có thể tự hỏi: các môn đệ sẽ ra sao và sẽ làm được gì nếu không có Chúa Giê-su?

- Các môn đệ đã phải lo lắng không biết lấy gì nuôi sống đám đông dân chúng vào lúc về chiều một ngày. Nếu không có Chúa Giê-su, họ chỉ biết ra lệnh cho đám đông ra đi dù không biết đi đâu có thể gặp nguy hiểm. Nhưng nhờ Chúa Giê-su, các môn đệ đã cho họ ăn no.

- Nếu chỉ có các môn đệ trên hồ nước, họ chỉ biết chèo chống ngược gió nguy hiểm. Không có Chúa Giê-su, họ phải hết sức mệt nhọc để bơi sang bờ bên kia. có Chúa Giê-su, mọi sự sẽ dễ dàng. Họ đã tới bến bình an.

- “Không có Ta, chúng con chẳng làm được việc gì” là vậy đó!

7. “Sao lại hoài nghi?”: Chúa Giê-su đã trách phêrô như vậy, và Chúa cũng trách chúng ta như thế khi chúng ta gặp những sự khó hay những việc khó, chúng ta nản lòng thối chí, buông xuôi, tiêu cực và mất lòng cậy trông vào Chúa. bài Tin-Mừng hôm nay giúp ta can đảm và vững tin vào quyền năng của Chúa hơn.

8. Qua phép lạ trên đây, chúng ta thấy Chúa Giê-su chỉ can thiệp vào phút chót. Vì vậy kinh nghiệm ở đây cho thấy: một mặt chúng ta lo lắng trước những thực tại phàm trần hầu như không thể thắng nổi. Mặt khác, dầu có sự nghi ngờ đe doạ, đức tin vẫn luôn luôn mang lại nhiều cuộc chiến thắng lạ lùng.

9. Việc Chúa Giê-su chữa nhiều người đau ốm tại Ghen-nê-xa-rét đã nói lên sứ vụ cứu thế của người, và đồng thời cho thấy chỉ có nơi người, người ta mới tìm được sự giải thoát: giải thoát khỏi bệnh tật phần xác là dấu chỉ được giải thoát khỏi bệnh tật phần hồn.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.